Các lí do hay mắc gặp từ bệnh khàn tiếng

Khàn tiếng là một tình trạng xuất hiện phổ biến hiện nay và ảnh hưởng ít nhiều đến sinh hoạt, công việc hàng ngày của bệnh nhân. Nguyên nhân gây ra rất đa dạng, hầu hết bắt nguồn từ những vấn đề về thanh quản, dây thanh âm và tác động đến giọng nói. Sau đây, hãy cùng đi tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả tình trạng này qua bài viết bên dưới.

TÌM HIỂU VỀ TÌNH TRẠNG KHÀN TIẾNG

Thế nào là khàn tiếng?

Có thể nói đây là tình trạng giọng nói bị thay đổi về cả âm lượng lẫn sắc thái. Khi đó, giọng nói của người bệnh sẽ trở nên thều thào, âm lượng nhỏ, không được trong và rõ như bình thường, thậm chí một số trường hợp còn bị mất tiếng. Hầu hết tình trạng này chỉ kéo dài vài ngày sẽ tự khỏi, thế nhưng trong trường hợp bị dai dẳng trong vài tuần thì cần phải gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân.

Khàn tiếng ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc hàng ngày

Nguyên nhân dẫn đến khàn tiếng

Giọng nói bị khàn xuất phát từ sự rung động không bình thường của các dây trong thanh quản. Khi đó, luồng khí đi qua thanh quản môn tăng hoặc giảm bất thường sẽ dẫn tiếng nhiều tiếng ồn hơn là âm thanh rõ ràng. Ngoài ra, sự bất thường ở thanh quản cũng sẽ gây ra tình trạng khàn tiếng, phổ biến nhất là: Phù nề thanh quản, viêm thanh quản, u nhú thanh quản,...

Viêm amidan cấp tính hoặc mãn tính:

Đây là bệnh lý phổ biến mà nhiều người có thể mắc phải, bao gồm cả người lớn và trẻ em. Một số yếu tố có thể dẫn đến viêm amidan đó là cơ thể bị suy nhược, thời tiết lạnh, virus và vi khuẩn có sẵn trong họng gây ra.Ngoài ra, hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng hóa chất cũng sẽ có khả năng bị bệnh. Một số biểu hiện của viêm amidan đó là đau họng, sốt, mệt mỏi, giọng nói trở nên bị khàn,...

Viêm thanh quản cấp tính:

Bệnh lý này xảy ra mỗi khi thay đổi thời tiết chuyển sang lạnh, vào thời điểm giao mùa. Triệu chứng ban đầu là viêm mũi họng, có sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi, mũi tiết dịch. Sau đó có thể sẽ bị khàn tiếng, thậm chí là mất tiếng, cơn ho xuất hiện từng cơn, có đờm.

Viêm thanh quản mãn tính:

Những người mắc bệnh lý này thường phải sử dụng nhiều đến giọng nói như làm MC, ca sĩ; người nghiện thuốc lá, tiếp xúc với hơi hóa chất; thời tiết lạnh cũng sẽ gây chảy mủ xuống dưới và kích thích thanh quản.

Polyp thanh quản:

Đây là một dạng u nhú ở thanh quản to bằng hạt đậu xanh, nằm ở mặt trên hoặc bờ trong của dây thanh. Nó ảnh hưởng và gây biến đổi giọng nói, dẫn đến khàn giọng, khi polyp to có thể dẫn đến giọng đôi.

Polyp thanh quản là một trong những nguyên nhân gây khàn tiếng

Viêm thanh quản đặc hiệu:

Đây là nguyên nhân dẫn đến khàn tiếng xuất phát từ một số bệnh lý như: Giang mai thanh quản, do bệnh lao, nấm thanh quản.

Hạt xơ dây thanh:

Bệnh lý này thường gặp phổ biến ở phụ nữ hơn, nguyên nhân do nói nhiều dẫn đến suy nhược dây thanh. Ngoài ra, rối loạn nội tiết cũng sẽ ảnh hưởng đến giọng nói và bị khàn tiếng.

Papilloma thanh quản:

Bệnh lý này thường xuất hiện nhiều ở trẻ em hơn so với người lớn. Đối với trẻ em, tình trạng khàn giọng xuất hiện kéo dài do khối u che lấp thanh môn, có thể gây ra khó thở ít nhiều. Còn ở người lớn, khối u thường chỉ xuất hiện ở một bên dây thanh nên chỉ ảnh hưởng đến phát âm, giọng nói mà không gây khó thở.

Ung thư thanh quản:

Đa số ung thư thanh quản đều do ung thư biểu mô, vừa loét vừa thâm nhiễm và tăng sinh. Các triệu chứng kéo dài như khó thở, nuốt đau, ho, khàn tiếng.

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ KHÀN TIẾNG

Trong trường hợp nếu tình trạng này kéo dài hơn 1 tuần ở trẻ em và hơn 10 ngày đối với người lớn thì bạn cần gặp bác sĩ để được chẩn đoán, điều trị kịp thời. Dựa vào nguyên nhân gây ra khàn tiếng, tình trạng bệnh lý hiện tại mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Điều trị tại chỗ đối với thanh quản

Một số phương pháp điều trị tại chỗ hiện nay là:

♦ Tiến hành xông hơi với nước nóng, tinh dầu và thuốc ngay ở khu vực họng.

♦ Bơm thuốc bằng cách sử dụng kim tiêm, bơm vào bề mặt 2 dây thanh ở thanh quản.

♦ Chấm thuốc vào thanh quản bằng cách sử dụng que bông chấm thuốc kháng sinh, dung dịch corticoid, đưa vào chấm đúng tầng thanh môn, bề mặt 2 dây thanh.

Xông hơi với tinh dầu, nước nóng để điều trị

Sử dụng thuốc Tây y điều trị

Đối với phương pháp này, bác sĩ sẽ chỉ định chủ yếu các loại thuốc kháng sinh, diệt khuẩn, giảm viêm và chống phù nề. Bên cạnh đó còn bổ sung thêm vitamin B, C để nâng cao thể trạng, tăng cường sức đề kháng.

Tiến hành phẫu thuật

Trong trường hợp sử dụng 2 phương pháp trên không thể đạt hiệu quả, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để loại bỏ các mô tổn thương, giả mạc. Lấy các khối u trực tiếp hoặc gián tiếp. Cắt bỏ thanh quản một phần hoặc toàn phần.

Trong quá trình điều trị nhằm mang lại hiệu quả, bệnh nhân cần nghỉ ngơi nhẹ nhàng, hạn chế nói, giữ ấm cổ và cơ thể khi vào mùa lạnh, ra đường đeo khẩu trang nhằm tránh tiếp xúc với bụi bặm và hóa chất, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể để nâng cao sức đề kháng. Hy vọng rằng bài viết trên của Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu đã cung cấp đến đến các bạn nhiều thông tin hữu ích về tình trạng khàn tiếng.