Các nguyên nhân thường gặp khi dẫn đến thủng màng nhĩ

Nhắc đến lủng màng nhĩ có lẽ chúng ta không còn cảm thấy xa lạ đối với tình trạng này. Nhiều người thắc mắc rằng thủng màng nhĩ do nguyên nhân nào, có thể chữa khỏi được không bởi họ rất lo lắng rằng nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến thính giác, cản trở trong sinh hoạt và công việc. Để giải đáp được mọi thắc này, Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu sẽ đưa ra câu trả lời qua bài viết sau đây.

Tình trạng lủng màng nhĩ ở người

TÌM HIỂU VỀ TÌNH TRẠNG LỦNG MÀNG NHĨ

Nguyên nhân gây ra

Lủng màng nhĩ xảy ra khi bộ phận màng nhĩ bị rách bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng này xảy ra làm ảnh hưởng đến chức năng của màng nhĩ, khó có thể bảo vệ tai trước nhiễm trùng, thính giác bị suy giảm, nguy cơ nặng nhất là mất thính lực vĩnh viễn. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra phổ biến nhất:

♦ Tiếp xúc với âm thanh cường độ lớn: Trường hợp này tuy không phổ biến nhưng vẫn có thể xảy ra. Màng nhĩ được cấu tạo chỉ chịu được cường độ âm thanh ở mức độ nhất định. Do đó, khi có sóng âm, âm thanh ở loa đưa vào gần tai một thời gian cũng có thể gây rách màng nhĩ.

♦ Do ngoại lực tác động gây chấn thương: Những chấn thương có thể xảy ra như tai nạn, bị vật lạ vào tay, ngoáy tai không đúng,... đều có thể dẫn đến lủng màng nhĩ.

♦ Do nhiễm trùng tai xảy ra: Một khi người bệnh bị nhiễm trùng tai, các chất dịch tiết ra sẽ dần dần tích tụ sau màng nhĩ. Lâu dần sẽ tạo nên áp lực từ khối chất lỏng này và tác động lên màng nhĩ và gây thủng. Trẻ em là đối tượng phổ biến có thể mắc phải tình trạng này.

♦ Thay đổi áp suất đột ngột: Đây là một trong những nguyên nhân đầu tiên có thể kể đến. Mọi hoạt động như đi máy bay (cất cánh và hạ cánh), lặn dưới nước sâu, chạy xe ở tốc độ cao,... đều có thể gây ra lủng màng nhĩ. Bởi các hoạt động này sẽ khiến cho màng nhĩ phải chịu sự thay đổi đột ngột áp suất bên ngoài, quá sức chịu đựng và gây rách màng nhĩ.

Do thay đổi áp suất đột ngột khi đi máy bay

Biến chứng của lủng màng nhĩ

Nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, thủng màng nhĩ không phải là tình trạng nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của bệnh nhân. Thế nhưng ở một số trường hợp do chủ quan, không điều trị kịp thời có thể khiến người bệnh đứng trước nguy cơ mắc phải các biến chứng sau:

♦ Viêm tai giữa: Màng nhĩ là bộ phận không cho vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào tai, khi lủng màng nhĩ sẽ tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn gây viêm nhiễm. Ngoài ra, nếu không hàn gắn được màng nhĩ sẽ khiến bộ phận này liên tục bị tổn thương, lâu dần dẫn đến mãn tính, gây nhiễm trùng và có thể mất thính lực vĩnh viễn.

♦ Giảm khả năng nghe, điếc tai: Những người bị thủng màng nhĩ đều bị suy giảm về thính lực, đây chính là dấu hiệu dễ nhận biết nhất. Tình trạng này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sinh hoạt, công việc hằng ngày. Do đó, lâu dần tác động vào tâm lý, khiến bệnh nhân bị stress, không còn tự tin vào bản thân mình. Mức độ suy giảm thính lực tùy thuộc vào vị trí và kích thước của vết rách tại màng nhĩ.

♦ Hình thành u nang Cholesteatoma: Khi màng nhĩ bị rách, các mảnh vỡ là ráy tai sẽ di chuyển vào tai giữa từ đó hình thành nên u nang Cholesteatoma. Loại u này tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn có thể làm hư xương ở tai giữa, ảnh hưởng thính lực, điếc tai và khả năng phục hồi sẽ rất thấp.

Thủng màng nhĩ có thể bị viêm tai giữa

CÁCH ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA LỦNG MÀNG NHĨ

Có những phương pháp điều trị nào?

Tùy vào tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ có thể đưa ra phương pháp điều trị sao cho phù hợp, cụ thể như sau:

♦ Dùng thuốc kháng sinh: Trong trường hợp do nhiễm trùng tai dẫn đến lủng màng nhĩ, bác sĩ sẽ chỉ định từng loại thuốc phù hợp. Chủ yếu là thuốc dạng viên uống và thuốc nhỏ tai. Nên lưu ý rằng phương pháp này chỉ điều trị nhiễm trùng và không giúp màng nhĩ lành lặn lại như bình thường được.

♦ Vá màng nhĩ: Đối với tình trạng thủng màng nhĩ nhẹ, kích thước nhỏ có thể tự lành sau một thời gian nhất đinh mà không cần can thiệp. Thế nhưng với vết rách kích thước lớn, người bệnh phải tiến hành phẫu thuật vá màng nhĩ. Sau khi phẫu thuật cần có chế độ sinh hoạt phù hợp, bởi có thể khiến màng nhĩ bị lủng lại khi có tác động từ bên ngoài.

Bên cạnh đó, để khiến cho cơn đau dịu nhẹ hơn, bệnh nhân nên hạn chế hắt hơi hoặc xì mũi quá mạnh. Bởi điều này có thể khiến tai chịu nhiều áp lực hơn, tác động đến khu vực màng nhĩ đang bị rách.

Sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị

Phòng ngừa lủng màng nhĩ

Tình trạng thủng màng nhĩ có thể không gây nguy hiểm nhưng sẽ ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày. Và khi điều trị không kịp thời sẽ ảnh hưởng đến khả năng nghe của người bệnh. Do đó, nên chú ý mọi thông tin trong phần nguyên nhân gây ra tình trạng này để phòng ngừa. Cụ thể như sau:

♦ Không nên nghe tai phone ở âm lượng quá lớn trong thời gian dài.

♦ Đeo nút tai khi lặn dưới nước ở độ sâu cao hoặc đi máy bay.

♦ Tránh ở gần loa âm thanh có cường độ lớn như trong các buổi tiệc, sự kiện,...

Trên đây là toàn bộ những thông tin mà Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu chia sẻ về tình trạng lủng màng nhĩ. Hy vọng đã giúp các bạn nắm bắt thêm được những kiến thức quan trọng, biết cách phòng ngừa để giữ cho mình thính giác tốt nhất có thể.