Dấu hiệu của bệnh ung thư tinh hoàn
Ung thư ở tinh hoàn là bệnh hiếm gặp ở nam giới trong độ tuổi 15 đến 35 tuổi, chỉ khoảng 1%. Bệnh có khả năng chữa khỏi cao, dù đã di căn ra ngoài. Thông tin Bệnh ung thư tinh hoàn: nguyên nhân và triệu chứng được chia sẻ trong bài viết sẽ giúp cung cấp kiến thức cần thiết cho đấng mày râu về căn bệnh này. Cùng theo dõi nhá!
BỆNH UNG THƯ TINH HOÀN: THÔNG TIN TỔNG QUAN
Bệnh ung thư tinh hoàn là gì?
Cơ thể người được hình thành từ các loại tế bào khác nhau. Và cũng như cơ thể người, tế bào cũng có khả năng mang bệnh. Ung thư chính là một trong những bệnh từ tế bào mà ra.
Mỗi ngày, có rất nhiều tế bào mới được sinh ra và tế bào cũ chết đi bên trong người. Điều đó được điều tiết bởi cơ chế sinh học ở người. Khi quá trình này bị rối loạn, tế bào cũ không chết đi theo lẽ thường mà lại phân chia ra các tế bào mới. Dẫn đến tình trạng dư thừa tế bào, tạo thành khối u - dấu hiệu của bệnh ung thư. Bản thân khối u còn chia thành khối u ác tính và khối u lành tính. Ung thư có thể xảy ra ở bất kì tế bào nào ở cơ thể người.
Ung thư tinh hoàn là tế bào ở tinh hoàn nam giới bị mất cân bằng ở cấp tế bào. Hậu quả là tạo thành các khối u nằm trong bìu treo tinh hoàn. Căn bệnh này ảnh hưởng đến quá trình sản sinh hormon Testosteron và sản xuất tinh trùng, nên tác động sâu sắc đến khả năng sinh sản ở nam giới.
Vì sao lại bị ung thư tinh hoàn?
Ung thư nói chung và ung thư tinh hoàn nói riêng, các chuyên gia nam học hiện nay vẫn chưa xác định được đâu là nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này. Sau đây là các lí do đang được y học xem xét có nguy cơ cao gây ra ung thư tinh hoàn:
Tinh hoàn mắc bệnh: ở cơ quan thận, dương vật hoặc tinh hoàn ở bé trai như tinh hoàn ẩn, viêm tinh hoàn, xoắn tinh hoàn, tinh hoàn lạc chỗ,...
Thoát vị vùng hạch bẩm sinh
Biến chứng từ bệnh Quai bị: trường hợp này hiếm gặp. Do bệnh quai bị khiến tinh hoàn bị viêm, nếu tình trạng viêm nghiêm trọng, không kịp điều trị sẽ gây ung thư tinh hoàn.
Di truyền: trường hợp người cha mắc bệnh về tinh hoàn, cũng có khả năng ảnh hưởng đến người con trai bị bệnh này.
Chú ý:
Theo thống kê, hiện nay ung thư tinh hoàn đang có xu hướng trẻ hóa ở nam giới.
4 giai đoạn phát triển bệnh có triệu chứng
Giai đoạn 0 (tiềm ẩn ở tế bào)
Các tế bào có dấu hiệu không bình thường được tìm thấy ở nơi các tế bào tinh bắt đầu phát triển. Giai đoạn này không có triệu chứng và rất khó phát hiện.
Giai đoạn I - hình thành khối u
Ở giai đoạn này, khối u ung thư đã được hình thành ở bìu, gồm giai đoạn IA, IB, và IS. Phân chia dựa trên sự lây lan khối u ở các bộ phận trong tinh hoàn.
Giai đoạn II - khối u phát triển
Lúc này, khối u có thể tìm thấy ở bất kì đâu trong tinh hoàn, gồm giai đoạn IIA, IIB và IIC . Phân chia dựa trên kích thước của khối u được tìm thấy.
Giai đoạn III - bắt đầu di căn
Tế bào bị lỗi đã bắt đầu đi vào hệ hạch bạch huyết, đến một số cơ quan trong cơ thể, gồm giai đoạn IIIA, IIIB, và IIIC. Phân chia dựa trên các cơ quan ở phần cơ thể dưới có tìm thấy khối u.
Giai đoạn IV
Tế bào bất thường đã xâm chiếm sâu vào hệ bạch huyết, gây ảnh hưởng đến tất cả các cơ quan.
Lưu ý: Cần đi khám và điều trị ngay khi phát hiện có khối u bất thường ở bìu treo tinh hoàn.
Dấu hiệu nhận biết bệnh cần nắm
Tinh hoàn gồm hai bên trái và phải, được bảo vệ bên trong bìu treo và có liên kết với bìu. Việc kiểm tra dấu hiệu bệnh cần thường xuyên, vì bìu nằm rời cơ thể, ít va chạm trong sinh hoạt nên khó phát hiện. Khi phát hiện các dấu hiệu sau, khả năng cơ thể tiềm ẩn nguy cơ ung thư tinh hoàn, cụ thể:
Khối u trong tinh hoàn
Dùng tay sờ, phát hiện có khối u bất thường ở tinh hoàn.
Cảm giác suy giảm ham muốn tình dục ở nam giới
Cảm giác nặng bất thường ở bìu treo
Đau nhói ở vùng bụng - vùng háng
Khối u ung thư phát triển, gây sức ép lên hệ thống dây thần kinh vùng xương chậu, và háng, tắc nghẽn lưu thông máu, gây ra cảm giác đau nhói ở vùng bụng hoặc khu vực quanh háng.
Lưu ý:
Các dấu hiệu trên sẽ xuất hiện gần như cùng lúc. Vì vậy, nam giới khi phát hiện các dấu hiệu trên, cần tìm đến các cơ sở y tế uy tín và chất lượng để kịp thời thăm khám và điều trị.
PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA BỆNH UNG THƯ TINH HOÀN
Ngoài các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ sẽ dựa trên các xét nghiệm nước tiểu, máu,... và hình ảnh chụp ở các bộ phận mà có phương pháp điều trị thích hợp cho người bệnh. Cụ thể các phương pháp kiểm tra hiện nay như sau:
Phương pháp siêu âm
Phương pháp này dùng sóng âm thanh chiếu xuyên qua bìu để tạo ra hình ảnh cụ thể bên trong bìu và hai bên tinh hoàn.
Người bệnh sẽ nằm ngửa, dang rộng hai chân, có gel bôi vào bìu để giúp hình ảnh siêu âm được sắc nét, rõ ràng. Một đầu dò do bác sĩ cầm tay sẽ di chuyển xung quanh bìu để tạo ra hình ảnh.
Cách làm này giúp xác định rõ
+ Bản chất của khối u tinh hoàn, rắn hay chỉ chứa đầy chất lỏng.
+ Vị trí của khối u: bên ngoài hay bên trong tinh hoàn, nằm ở bên tinh hoàn trái hay phải.
Xét nghiệm máu có phát hiện được bệnh ung thư tinh hoàn không?
Xét nghiệm máu để giúp xác định đâu là chất chỉ điểm ung thư (chất chỉ điểm khối u) có trong máu. Đây là những chất vẫn hiện hữu trong máu tự nhiên, nhưng ở mức độ cao hơn bình thường do một số bệnh lý, trong đó có bệnh ung thư tinh hoàn.
Ba dấu ấn khối u quan trọng liên quan đến chất chỉ điểm ung thư là:
+ Alpha-fetoprotein (AFP).
+ Beta gonadotropin của người (beta - HCG).
+ Lactate dehydrogenase (LDH).
Lưu ý:
Khi xác định được chất có nồng độ cao bất thường trong máu, vẫn chưa đủ cơ sở khẳng định đây là bệnh ung thư tinh hoàn. Xét nghiệm máu chỉ giúp bác sĩ định hướng chẩn đoán và phương hướng điều trị phù hợp sau này.
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH UNG THƯ TINH HOÀN Ở NAM GIỚI
Phương pháp xạ trị
Phương pháp này dùng các chùm năng lượng mạnh để tiêu diệt các tế bào bất thường gây ung thư.
Người bệnh sẽ nằm yên trên bàn và máy bắn năng lượng sẽ di chuyển xung quanh cơ thể, nhằm nhắm vào các điểm đã xác định trước trên cơ thể người bệnh, tấn công trực tiếp vào tế bào lỗi.
Ưu điểm
+ Thực hiện đơn độc.
+ Có thể phối hợp thực hiện sau khi đã phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn tinh hoàn
Nhược điểm
+ Gây tác dụng phụ: mệt mỏi, buồn nôn, đỏ da, kích ứng da ở khu vực háng hoặc ổ bụng.
+ Có thể ảnh hưởng đến số lượng tinh trùng, sức khỏe sinh lý của đấng mày râu.
Chú ý: Nam giới nên cần bác sĩ tư vấn để bảo quản tinh trùng trước khi vào liệu trình xạ trị.
Phương pháp hóa trị
Khác với xạ trị, phương pháp này dùng thuốc đặc trị để tiêu diệt các tế bào gây ung thư.
Thuốc hóa trị sẽ đi khắp cơ thể người bệnh, nhằm tiêu diệt hầu hết tế bào ung thư di căn từ vị trí khối u ban đầu. Thuốc được dùng có hoạt tính mạnh.
Ưu điểm
+ Thực hiện đơn độc.
+ Có thể phối hợp thực hiện trước hoặc sua khi phẫu thuật cắt bỏ khối u - hạch.
Nhược điểm
+ Gây tác dụng phụ: buồn nôn, rụng răng, mệt mỏi, tăng nguy cơ bị nhiễm trùng ở khối u ... tùy vào loại thuốc đặc trị được bác sĩ chỉ định dùng.
+ Có thể gây vô sinh ở nam giới khi điều trị.
Chú ý: Nam giới nên cần bác sĩ tư vấn để bảo quản tinh trùng trước khi vào liệu trình xạ trị.
Phương pháp ngoại khoa chữa bệnh ung thư tinh hoàn
Phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn tinh hoàn
Đây là phương pháp điều trị chính cho hầu hết tất cả các giai đoạn của bệnh ung thư tinh hoàn.
Các bước phẫu thuật:
+ Rạch một vết mổ nhỏ ở háng và lấy cả 2 bên tinh hoàn ra ngoài thông qua lỗ mở.
+ Đặt tinh hoàn giả có chứa đầy nước muối vào trong bìu treo thay vị trí tinh hoàn thật.
Chú ý:
Đối với ung thư giai đoạn đầu, phương pháp điều trị duy nhất là loại bỏ hoàn toàn tinh hoàn.
Phẫu thuật loại bỏ hạch bạch huyết
Phương pháp này nhằm ngăn các tế bào bất thường di căn đi cơ quan khác sau khi thâm nhập vào hệ hạch bạch huyết.
Phẫu thuật sẽ rạch 1 vết mổ ở vùng bụng và lấy các hạch bạch huyết gần đó ra ngoài, cần hết sức cẩn thận để tránh gây tổn thương các dây thần kinh xung quanh các hạch bạch huyết. Có trường hợp tình hình bệnh lý phức tạp, tổn thương ở dây thần kinh khó tránh khỏi.
Đối với các dây thần kinh bị tổn thương, sau phẫu thuật có thể gây khó khăn cho người bệnh khi xuất tinh, hay cương cứng dương vật.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH HIỆU QUẢ
Biện pháp phòng tránh, tự kiểm tra
Các chuyên gia nam khoa sẽ hướng dẫn cách nam giới hoàn toàn có thể tự kiểm tra tình trạng tinh hoàn của bản thân, cụ thể:
+ Tắm vòi sen bằng nước ấm hoặc sau khi ngâm trong bồn.
+ Dùng tay nâng bìu để cảm nhận trọng lượng và kích cỡ tinh hoàn. Ghi nhớ các lần đo.
+ Sờ nhẹ nhàng để tìm xem bất kì dấu hiệu sưng hay khối u ở da bìu bằng ngón cái và ngón trỏ.
+ Dùng ngón trỏ và ngón giữa nâng bìu lên, lấy ngón cái trên cùng nhẹ nhàng cuộn tinh hoàn vào giữa ngón cái và ngón giữa. Tinh hoàn nên ở trạng thái trơn, có phần chắc và hình oval, không có bất kì vùng sưng hay khối u.
Biện pháp rèn luyện sau điều trị
Tỷ lệ điều trị bệnh ung thư tinh hoàn thành công tới 95%, ngay cả khi tế bào ung thư đã vào hệ hạch bạch huyết đến các bộ phận khác. Nhằm ngăn ngừa tỉ lệ tái phát bệnh, người bệnh cần duy trì các hoạt động sau:
+ Xây dựng và duy trì chế độ dinh dưỡng ăn uống phù hợp, hiệu quả về khoa học.
+ Luôn giữ tinh thần, tâm lý thoải mái, ổn định, vui vẻ.
+ Có chế độ tập luyện thể dục, chơi thể thao để nâng cao đề kháng.
Vậy là các chuyên gia tại Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu đã chia sẻ về Bệnh ung thư tinh hoàn: nguyên nhân và triệu chứng, cũng như cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả. Nếu người bệnh có bất kì thắc mắc nào, cứ liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp hoàn toàn miễn phí nhá!