Phải làm sao để khắc phục căn bệnh tiểu ra máu

Hiện tượng tiểu ra máu có kèm theo các cơn đau buốt khiến cho người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu và lo lắng đến mất ăn mất ngủ. Vậy, hiện tượng đi tiểu ra máu là bệnh gì? Đâu là nguyên nhân gây bệnh và mức độ nguy hiểm ra sao? Sau đây sẽ là những thông tin chuyên khoa được chia sẻ từ các bác sĩ tại Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu sẽ giúp bạn phần nào hiểu rõ hơn về căn bệnh này.

THẾ NÀO LÀ ĐI TIỂU RA MÁU?

Nước tiểu là một chất lỏng do thận bài tiết và thải ra khỏi cơ thể thông qua đường niệu đạo. Tùy vào chế độ ăn uống và sinh hoạt của mỗi người, nước tiểu sẽ có màu sắc và lượng nước tiểu đào thải ra ngoài khác nhau, do đó, sự thay đổi màu sắc của nước tiểu còn phản ánh được tình trạng sức khỏe của cơ thể.

Tiểu ra máu là tình trạng người bệnh đi tiểu có hòa lẫn với máu đồng nghĩa với việc trong nước tiểu có một lượng hồng cầu bất thường.

Bệnh không chỉ xuất phát từ nguyên nhân viêm nhiễm thông thường mà còn có thể là dấu hiệu cảnh báo của các căn bệnh nguy hiểm khác như nhiễm trùng niệu đạo, bàng quang, thận.

Nếu người bệnh chủ quan, càng để tình trạng kéo dài sẽ dẫn đến những nguy hiểm khôn lường cho sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng.

PHÂN BIỆT CÁC LOẠI BỆNH TIỂU RA MÁU

➤ Đái máu đại thể: Khi nước tiểu có màu đỏ sẫm có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường thì gọi là đái máu đại thể. Tùy theo mức độ ít sẽ có màu hồng nhạt, ở mức nhiều màu sắc sẽ trở nên đậm hơn có kèm theo máu cục. Một số ít trường hợp, nước tiểu có thể có màu nâu sẫm và có lắng cặn nâu.

➤ Đái máu vi thể: Nước tiểu có màu bình thường mà mắt thường không nhận thấy được sự bất thường, đến khi xét nghiệm tế bào học lại thấy có số lượng hồng cầu >10.000 hồng cầu/ml, gọi là đái máu vi thể.

TIỂU RA MÁU HAY ĐÁI MÁU LÀ BỆNH GÌ?

Dựa vào nguyên nhân, người bệnh có thể nhận thấy các triệu chứng đặc trưng của bệnh. Để biết chính xác nguyên nhân, người bệnh cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, xét nghiệm để chẩn đoán chính xác bệnh lý.

♦ Bệnh về bàng quang:

+ Bệnh do nấm, vi khuẩn E.coli và vi khuẩn đường ruột tấn công vào bàng quang gây tình trạng viêm nhiễm.

+ Triệu chứng: Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ đi tiểu thường xuyên, đau tức vùng bụng dưới và xương mu, nước tiểu đục, có mùi hôi và thậm chí có lẫn máu.

+ Biến chứng: Viêm nhiễm ở bàng quang nặng làm cho vi khuẩn lây lan sang thận gây nhiễm khuẩn thận, viêm cầu thận cấp,… ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản về sau.

♦ Bệnh lý tuyến tiền liệt:

Là bệnh nhiễm trùng tại tuyến tiền liệt gây ra và được xem là mức độ nặng và khá nguy hiểm.

+ Triệu chứng:

- Viêm tuyến tiền liệt do nhiễm khuẩn cấp tính: Tiểu khó, tiểu buốt, nước tiểu và tinh dịch có lẫn máu, ớn lạnh, sốt, đau lưng và bụng dưới.

- Viêm tuyến tiền liệt do nhiễm khuẩn mãn tính: Cảm giác đau, khó chịu vùng bụng dưới, đau vùng xương mu, bẹn, thắt lưng, tiểu rắt tiểu buốt ra máu, thường tiểu về đêm, đau khi xuất tinh.

- Viêm tiền liệt không nhiễm khuẩn: Ngoài những triệu chứng khó chịu khi đi tiểu sẽ kèm theo sốt.

+ Biến chứng: Tuyến tiền liệt là một cơ quan quan trọng, tham gia vào quá trình sản xuất và vận chuyển tinh trùng. Do đó, khi tuyến này bị viêm dẫn đến quá trình thụ thai bị gián đoạn do tinh trùng không thể di chuyển vào gặp trứng, dẫn đến vô sinh hiếm muộn.

♦ Bệnh ở niệu đạo:

+ Bệnh do vi khuẩn, nấm, trùng roi, vi khuẩn lậu cầu tấn công vào niệu đạo gây ra viêm.

+ Triệu chứng bệnh: tiểu buốt, rát, nước tiểu đục và có lẫn máu hoặc mủ, niệu đạo đau buốt, tiểu khó, đau vùng bụng dưới,…

♦ Bệnh lý về thận:

+ Sỏi thận: là căn bệnh hay gặp và dễ gây ra tình trạng tiểu máu. Người bệnh thường sẽ có cơn đau sỏi thận trong tiền sử, có thể phát hiện qua chụp thận UIV hay siêu âm.

+ Lao thận: thường liên quan đến chứng đái máu vi thể và đi kèm với viêm bàng quang. Triệu chứng điển hình là tiểu ra máu, tiểu mủ, hay đi tiểu lắt nhắt, són tiểu, đau khi tiểu. Kết quả chụp UIV cho thấy đài thận bị cắt cụt, xét nghiệm nước tiểu có thể phát hiện có trực khuẩn lao.

+ Ung thư thận: 70% trường hợp ung thư thận xuất hiện tình trạng tiểu ra máu. Triệu chứng thường là mức độ nặng, lượng máu với nước tiểu nhiều, không gây đau, khi sờ hố chậu phải thấy có u. Kết quả chụp UIV thấy khuyết một hay nhiều đài thận hoặc biến dạng đài - bể thận.

+ Thận đa nang: người bệnh thường cảm thấy đau thắt lưng, tiểu ra máu, tiểu ra mủ, nồng độ ure máu tăng, phát hiện có khối u ở vùng hố thận. Kết quả chụp UIV cho thấy bể thận và đài thận dài và hẹp.

+ Viêm cầu thận cấp: thường liên quan đến đái máu vi thể. Trước đó người bệnh thường có dấu hiệu nhiễm trùng da, viêm họng, đi kèm với sốt, đau ở 2 bên vùng thắt lưng.

+ Nhồi máu thận: người bệnh đột ngột đau vùng thắt lưng 1 bên, tiểu ít, có khả năng mắc kèm bệnh tim.

+ Viêm thận - bể thận: triệu chứng sốt cao rét run, tiểu buốt, lượng nước tiểu không nhiều, đau vùng thắt lưng, thận to và đau, đau vùng dưới rốn. Ngoài ra cũng có thể liên quan đến bệnh sán máng gây vỡ thận, bệnh thận IgA hoặc hội chứng Alport.

♦ Bệnh tiết niệu:

Bệnh do vi khuẩn xâm nhập vào từ cơ quan sinh dục bên ngoài vào bên trong niệu đạo, sau đó lan đến bằng quang, niệu quản, thận,…

♦ Bệnh lậu:

Vi khuẩn lậu cầu là một trong các nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu rắt tiểu buốt ra máu, chảy mủ niệu đạo. Căn bệnh khá nguy hiểm, có khả năng lây từ người sang người nhanh chóng, dẫn đến biến chứng nhiễm trùng máu, vô sinh, có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Do chấn thương như chấn thương thận, chấn thương niệu, chấn thương bàng quang, chấn thương vùng chậu hay vùng thắt lưng.

Ngoài ra, có một số trường hợp nước tiểu có màu lạ nhưng không phải bệnh lý như:

+ Người thường xuyên sử dụng các loại thức ăn có phẩm màu hoặc thức ăn tự nhiên có màu như củ dền, dâu đen, quả mâm xôi,..

+ Sử dụng một số loại thuốc kháng sinh như Rifampicin, Metronidazol,..

+ Chấn thương sau khi quan hệ: Khi quan hệ không đúng cách khiến niệu đạo bị tổn thương, lúc này sẽ thấy máu xuất hiện ở âm đạo nữ giới khiến nhiều người có thể hiểu lầm là bệnh tiểu ra máu ở nữ, còn với nam giới khi xuất tinh bị ra máu dẫn đến việc đi tiểu có lẫn chút máu.

+ Ngoài ra, tình trạng tiểu ra máu cũng có thể xuất hiện sau khi vận động mạnh như bơi lội, chạy, đá bóng, đấm bốc... xảy ra chấn thương. Tuy nhiên tình trạng này không quá nghiêm trọng và sẽ dần hồi phục như bình thường từ 24 - 48 giờ.

PHẢI LÀM SAO ĐỂ KHẮC PHỤC KHI BỊ ĐI TIỂU RA MÁU?

Nhìn chung, không phải tất cả các trường hợp đi tiểu ra máu đều là nguy hiểm. Tuy nhiên, đi tiểu ra máu hoàn toàn có thể là một dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm như đã nêu trên...

Nếu hiện tượng tiểu ra máu xuất hiện một cách đột ngột và kéo dài thì cần thăm khám, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm hoặc chụp MRI (trong trường hợp cần thiết)... kịp thời để chẩn đoán chính xác bệnh.

Tuyệt đối không nên tự điều trị bằng kháng sinh, thuốc cầm máu, các thuốc chưa rõ nguồn gốc cũng như chậm trễ trong việc đến khám sẽ làm nặng thêm tình trạng bệnh lý dẫn đến biến chứng về sau.

Trên đây là những chia sẻ của các bác sĩ Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu về hiện tượng đi tiểu ra máu. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào bạn có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline 028 3923 9999 hoặc chat trực tuyến để được các chuyên gia của chúng tôi tư vấn cụ thể miễn phí.