Sa tinh hoàn là gì? Triệu chứng và cách điều trị

Sa tinh hoàn hay theo cách nói thô tục của nhân gian là bị trứng dái thòng, là hiện tượng tinh hoàn chảy xệ, dài hơn dương vật khi không cương cứng. Bệnh lý này rất nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng hoạt động bình thường của tinh hoàn. Đây là một bệnh lý nam giới cần chú ý. Cùng theo dõi thông tin qua Sa tinh hoàn là gì? Triệu chứng và cách điều trị để trang bị thêm kiến thức về bệnh lý này nhá!

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

THÔNG TIN Y HỌC VỀ BỆNH LÝ SA TINH HOÀN

Sa tinh hoàn là gì?

Tinh hoàn là bộ phận quan trọng đối với sinh lý nam giới, có chức năng nội tiết là điều tiết hormon Testosteron và chức năng ngoại tiết là sản xuất tinh trùng. Có 2 bên gồm trái và phải, được liên kết và bao bọc trong bìu. Ở người trưởng thành, tinh hoàn có kích thước trung bình 4 - 4.5 cm và chiều rộng là 2 - 2.5 cm. Hai tinh hoàn treo trong bìu ở trạng thái tự nhiên, so với dương vật không cương cứng, sẽ có chiều dài ngắn hơn hoặc bằng.

Sa tinh hoàn là gì?

Khi đứng, kích thước bìu treo tinh hoàn có chiều dài dài hơn "cậu nhỏ" ở trạng thái không cương cứng. Hoặc khi ngồi, lớp da bìu không thể co gói lại tinh hoàn như cơ chế bình thường. Đây là hiện tượng Sa tinh hoàn, do bìu đã bị giãn ra khiến tinh hoàn chảy xệ.

Vì sao nam giới lại bị sa tinh hoàn?

Sa tinh hoàn gây ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe sinh lý của cánh mày râu. Có nhiều người tin rằng, tinh hoàn chảy xệ là do thói quen hay cách lựa chọn quần lót không phù hợp. Liệu theo góc nhìn y học, điều đó có đúng không?. Các chuyên gia sẽ chia sẻ top 10 nguyên nhân gây ra tình trạng tinh hoàn chảy xệ:

Do bị viêm tinh hoàn

Triệu chứng của bệnh là gây ra các cơn sốt cao, đau nhức khó chịu, sưng tấy ở tinh hoàn. Khiến tinh hoàn to hơn bình thường làm giãn da bìu khiến chảy xệ.

Biến chứng của bệnh này là chứng viêm có thể lây sang các vùng khác, dẫn đến có thể gây viêm tuyến tiền liệt, hoặc viêm thận,… nếu không được điều trị sớm.

Do tinh hoàn bị xoắn, giãn tĩnh mạch thừng tinh

Đây là tình trạng các tĩnh mạch ở tinh hoàn có hiện tượng bị xoắn lại hoặc giãn ra. Bệnh lý này gây ra giãn tĩnh mạch tinh hoàn, khiến máu lưu thông không đều, gây ra tăng kích thước tinh hoàn, dẫn đến sa tinh hoàn.

Do da bìu rộng hơn túi tinh

Da bìu có kích thước lớn hơn, không thể ôm sát hai bên tinh hoàn nên gây ra tinh hoàn chảy xệ ở 1 hoặc 2 bên.

Do nhiệt độ gia tăng cao

Bìu có khả năng giãn ra và co vào theo nhiệt độ để giữ môi trường mát mẻ cho tinh hoàn phát triển. Khi nhiệt độ gia tăng cao do vận động hoặc thời tiết, sẽ khiến lớp da bìu giãn ra quá mức.

Do kích thước tinh hoàn

Khi kích thước tinh hoàn quá to, vượt khả năng co lại của bìu, cũng là nguyên nhân gây ra sa tinh hoàn.

Do tràn dịch ở tinh mạc

Rối loạn chức năng của ống hút tinh mạc gây nên hiện tượng tràn dịch ở tinh mạc, khiến túi tinh xà xuống, và gây sa tinh hoàn.

Sa tinh hoàn do tràn dịch ở tinh mạc

Do lớp màng tinh hoàn bị tổn thương

Khi lớp màng ở tinh hoàn tổn thương do bệnh lý, vận động hoặc tai nạn nào đó, dẫn đến chảy máu và mủ bị ứ đọng lại, khiến tinh hoàn tăng kích thước hơn bình thường.

Do bệnh lý ung thư ở tinh hoàn

Trong các nguyên nhân liên quan đến tinh hoàn thì ung thư là tình trạng nguy hiểm và nghiêm trọng nhất. Khi những tế bào ung thư phát triển lớn mạnh, tạo ra các hạch ở tinh hoàn, dẫn đến tăng kích thước, thể tích lẫn khối lượng tinh hoàn.

Khi đó, bộ phận bìu phải gánh chịu áp lực lớn từ tinh hoàn, đẩy nhanh hiện tượng chảy xệ diễn ra ngày càng nặng. Bệnh nhân cần can thiệp từ bác sĩ để điều trị kịp lúc, tránh gây thêm viêm tinh hoàn, sốt cao,...

Do bệnh lý thoát vị ở bẹn

Nguyên nhân này không trực tiếp liên quan đến tinh hoàn mà do khu vực bẹn gây ra. Thoát vị ở bẹn sẽ gây ra triệu chứng chảy xệ tinh hoàn, hay đau tức vùng bìu, đặc biệt là khi đi lại hoặc khi đứng.

Triệu chứng sa tinh hoàn nam giới cần biết

Cách nhận biết thông qua các dấu hiệu bên ngoài, cảm giác của người bệnh để biết bản thân có triệu chứng của sa tinh hoàn hay không, cụ thể:

Bìu bị giãn xuống, hoặc lỏng lẻo

Quan sát thấy bộ phận bìu bị giãn xuống mà không co lại trong thời gian dài.

Lớp bìu không thể co ngay lại cả khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh. Và khi co lại, da bìu sẽ bị săn mà vẫn cảm thấy bìu lỏng lẻo.

Một trong 2 bên bìu chứa tinh hoàn bị to lên

Khi bị sa tinh hoàn, phần ruột ở phía trên bị kéo dồn xuống phía dưới theo chiều bên tinh hoàn bị sa.

Kích thước bìu treo sẽ ngày càng to

Nếu bệnh nhân không chú ý mà vẫn sinh hoạt hoạt động nặng, tập thể thao nhiều thì sẽ khiến tình trạng sa tinh hoàn thêm trầm trọng hơn.

Cảm giác nặng bất thường ở phần dưới

Vì khi sa tinh hoàn, tinh hoàn tăng trọng lượng nên khiến người bệnh sẽ thấy hơi tức tức và khó chịu ở khu vực bụng dưới.

SA TINH HOÀN CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Như đã đề cập, tinh hoàn là bộ phận hết sức quan trọng đối với sức khỏe sinh sản nam giới. Khi bị sa tinh hoàn, chức năng của bộ phận này cũng bị ảnh hưởng sâu sắc, đe dọa đến khả năng quan hệ của đàn ông, cụ thể:

+ Số lượng tinh trùng bị yếu và dị dạng tăng, không thể thụ tinh với trứng của người nữ. Chất lượng tinh trùng bị suy giảm đột biến. Nguy cơ vô sinh rất cao.

+ Tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh viêm tuyến tiền liệt ở nam giới.

+ Thiếu hụt hormone nam Testosterone, gây suy giảm ham muốn và khả năng quan hệ tình dục của đàn ông. Người con trai sẽ ngại gần gũi, theo thời gian dài sẽ dẫn tới hội chứng lãnh cảm, hay yếu sinh lý nam giới.

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ SA TINH HOÀN HAY TINH HOÀN CHẢY XỆ

Theo ý kiến của các chuyên gia Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu thì bệnh sa tinh hoàn hoàn toàn có thể chữa được nếu kịp thời diều trị, với phương pháp phù hợp với bệnh lý và cơ địa của người nam. Cụ thể phương pháp tương ứng như sau:

Địa chỉ khám chữa bệnh sa tinh hoàn uy tín TPHCM

Do viêm tinh hoàn

Dùng phương pháp nội khoa, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định dùng thuốc đặc trị tùy vào tình trạng nhiễm khuẩn của bệnh nhân.

Do giãn tĩnh mạch thừng tinh, xoắn tinh hoàn

Dùng phương pháp ngoại khoa, phẫu thuật sẽ giúp cột cố định lại các dây tĩnh mạch thừng tinh đang bị giãn, giúp máu lưu thông bình thường, ổn định hơn

Do thoát vị ở bẹn

Dùng phương pháp ngoại khoa kết hợp nội khoa để bệnh tình mau cải thiện.

Do ung thư ở tế bào tinh hoàn

Tùy theo giai đoạn phát hiện mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp hóa trị, xạ trị hay sinh học phù hợp.