Tìm hiểu về thuốc kháng sinh Cefotaxim
Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về thuốc kháng sinh Cefotaxim. Thì những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn nắm được công dụng và cách sử dụng của loại kháng sinh này.
TÌM HIỂU VỀ THUỐC KHÁNG SINH CEFOTAXIM
Kháng sinh là gì?
Là thuốc tiêu diệt và kiềm chế sự phát triển của các loại vi khuẩn. Có tác dụng làm giảm các triệu chứng viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra.
Kháng sinh có những tác dụng khác nhau đối với từng loại vi khuẩn. Kháng sinh có 2 loại chính:
- Kháng sinh phổ rộng có tác dụng đối với nhiều chủng vi khuẩn.
- Kháng sinh phổ hẹp chỉ có tác dụng đối với một số chủng vi khuẩn nhất định.
Thuốc kháng sinh Cefotaxim là gì?
Thuốc là kháng sinh thế hệ 3 trong nhóm cephalosporin. Đây là nhóm chống nhiễm khuẩn, ký sinh trùng và kháng nấm.
Thuốc được chỉ định sử dụng điều trị trong các trường hợp viêm xoang, viêm phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết… Đồng thời có tác dụng phòng chống nhiễm khuẩn.
Thuốc kháng sinh Cefotaxim
Cơ chế hoạt động và tác dụng của thuốc
Thuốc là hoạt chất kháng khuẩn rộng. Trong nhóm cephalosporin, kháng sinh thuộc thế hệ 3 so với thế hệ 1, 2 sẽ có tác dụng mạnh hơn đối với vi khuẩn gram âm. Nhưng khi tác dụng trên vi khuẩn gram dương thì lại yếu hơn so với kháng sinh thế hệ 1.
Cefotaxim ở dạng muối natri nên được dùng tiêm vào cơ bắp. Sau khi tiêm huốc hấp thụ rất nhanh.
Thuốc được chuyển hóa ở gan một phần thành desacetylcefotaxim và đào thải qua thận. Ở mật và phân, Cefotaxim và desacetylcefotaxim cũng tồn tại với nồng độ cao.
Những vi khuẩn nhạy cảm với thuốc như: Listeria, Pseudomonas cepiacia, Enterococcus, Acinetobacter baumanii, Staphylococcus kháng methicillin, Xanthomonas maltophilia, Clostridium difficile và vi khuẩn kỵ khí Gram âm.
Kháng sinh được dùng tiêm vào tĩnh mạch
Đối tượng được phép sử dụng thuốc
Thuốc kháng sinh không được phép sử dụng tràn lan. Mỗi loại thuốc chỉ có tác dụng đối với một số vi khuẩn nhất định. Do đó, kháng sinh Cefotaxim được chỉ định cho những bệnh nhân có những triệu chứng sau:
Viêm phổi
Viêm màng não
Viêm màng trong tim
Viêm xoang
Viêm tai giữa
Viêm phế quản
Viêm ruột lỵ trực khuẩn
Áp xe não
Nhiễm khuẩn nặng trong ổ bụng
Nhiễm khuẩn huyết
Nhiễm khuẩn ở đường niệu sinh dục
Bệnh thương hàn
Bệnh lậu
Dự phòng nhiễm khuẩn cho trường hợp phẫu thuật.
Sử dụng với liều lượng bao nhiêu để đạt hiệu quả
Thuốc ở dạng muối natri nên được dùng bằng cách tiêm vào tĩnh mạch. Việc này đòi hỏi xác định đúng tĩnh mạch để đưa thuốc vào máu nên bệnh nhân không thể tự sử dụng được. Các nhân viên y tế sẽ thực hiện tiêm thuốc cho bệnh nhân.
Liều lượng sử dụng thuốc kháng sinh phụ thuộc vào độ tuổi và tình trạng bệnh. Đối với người lớn và bệnh nặng liều dùng sẽ cao hơn so với trẻ em và bệnh nhẹ.
- Người trưởng thành: Dùng 2-6g/ngày và chia thành 2 đến 2 lần. Đối với trường hợp nhiễm khuẩn nặng, có thể tăng liều dùng lên 12g/ngày, chia thành 3 đến 6 lần tiêm. Riêng trường hợp nhiễm khuẩn mủ xanh nên dùng trên 6g/ngày.
- Trẻ em: Dùng 100 – 150mg/ kg được chia làm 2-4 lần tiêm và tăng liều lên 200mg/ kg. Riêng trẻ sơ sinh chỉ dùng 50mg/ kg
- Bệnh lậu: Dùng 1g/lần và chỉ dùng duy nhất 1 liều.
- Phòng tránh nhiễm khuẩn sau khi mổ:
Tuy với mục đích dự phòng viêm nhiễm vết thương sau khi mổ nhưng thuốc được tiêm vào cơ thể trước khi phẫu thuật mới có hiệu quả. Dùng 1g/lần trước khi mổ khoảng 30-90 phút.
Kháng sinh dự phòng viêm nhiễm được sử dụng nhiều trong việc sinh mổ. Tiêm 1g vào tĩnh mạch trước khi mổ và 6-12 giờ sinh tiêm liều tiếp theo.
KHI DÙNG THUỐC CẦN LƯU Ý GI?
Lưu ý tác dụng phụ của thuốc
Khi sử dụng kháng sinh sẽ gặp một số tác dụng không mong muốn. Dưới đây là những biểu hiện của tác dụng phụ có thể xảy ra:
- Tác dụng phụ thường gặp: Đau tại chỗ tiêm, ỉa chảy và tắc tĩnh mạch tại chỗ.
- Tác dụng phụ ít gặp: Bội nhiễm kháng sinh và giảm bạch cầu ưa eosin.
- Tác dụng phụ hiếm gặp: Sốc phản vệ, giảm tiểu cầu, bạch cầu hạt, thiếu máu và tăng enzyme và bilirubin của gan trong huyết tương.
Lưu ý về sự tương tác của kháng sinh với các loại thuốc khác
Nếu dùng Cefotaxim cùng lúc với một số loại thuốc sẽ làm giảm tác dụng chống viêm của kháng sinh. Nguyên nhân gây ra các triệu chứng không mong muốn. Vì vậy, khi dùng thuốc kháng sinh cần tránh kết hợp với các loại thuốc sau:
- Cephalosporin và colistin: Tăng nguy cơ làm tổn thương thận.
- Penicilin: Gây ra các bệnh về não và xuất hiện các cơn động kinh cục bộ đối với người bị suy thận
- Ureido – Penicilin: Làm giảm khả năng thanh thải Cefotaxim ở đối tượng suy thận.
Thận trọng khi kết hợp với các loại khác
Một số lưu ý khi sử dụng thuốc kháng sinh
Không nên tự ý dùng thuốc đối với phụ nữ có thai. Thuốc có thể đi qua nhau thai và ảnh hưởng đến em bé.
Đối với các chế phẩm Cefotaxim có chứa lidocain không được tiêm vào tĩnh mạch, chỉ được tiêm vào cơ bắp.
Cần thận trọng đối với người dị ứng với cephalosporin và penicilin để tránh có dị ứng chéo giữa 2 hoạt chất.
Trong quá trình dùng kháng sinh nếu có những triệu chứng bất thường, bạn hãy nhanh chóng liên hệ với các y bác sĩ được xử lý đúng lúc.
Xem thêm :